QUY TẮC VIẾT PHIÊN ÂM

Có rất nhiều bạn thường hay thắc mắc tại sao “ju” không đọc là “u” mà đọc là “uy”. Vậy thì câu trả lời đó là vì các bạn chưa nắm rõ quy tắc viết phiên âm của tiếng Trung đó.
Nhưng cũng đừng lo lắng qua, vì hôm nay Giáo dục Nhật Anh sẽ giúp bạn ôn tập lại kiến thức này, hãy học cùng chúng mình ngay thôi nào!

[xem thêm]

CÁC QUY TẮC KHI ĐỌC SỐ LỚN HƠN 100

QUY TẮC BIẾN ĐIỆU TRONG TIẾNG TRUNG

TÊN VÀ QUY TẮC SỬ DỤNG DẤU CÂU TRONG TIẾNG TRUNG

1,Khi Ü hoặc vận mẫu bắt đầu bằng Ü độc lập tạo thành âm tiết thì thêm “y” vào trước Ü, đồng thời bỏ 2 châm trên đầu đi (nghĩa là Ü sẽ viết thành “u”), cách đọc vẫn giữ nguyên
Ü => yu
2,Khi “i” đứng độc lập tạo thành âm tiết thì thêm “y” vào trước “i”, cách đọc vẫn giữ nguyên
i => yi
3,Khi âm mẫu bắt đầu bằng “i” độc lập tạo thành âm tiết, chuyền “i” thành “y”
iao => yao
4,Khi “u” độc lập tọa thành âm tiết, thêm “w” vào trước “u”
u => wu
5,Khi các vận mẫu bắt đầu bàng “u” độc lập tạo thành âm tiết, chuyển “u” thành “w”
uang => wang
6,Khi Ü hoặc vận mẫu bắt đầu bằng Ü kết hợp với “j,q,x” thì chuyển Ü thành “u”
jÜ => ju
7,Khi các vận mẫu “iou, uei, uen” kết hợp với thanh mẫu, chuyển thành “iu, ui, un”
iou => iu: jiu, qiu, diu…
uei => ui: tui, gui, sui…
uen => un: shun, kun, dun…

 

Mong rằng bài viết này có thể giúp ích cho các bạn. Hi vọng các bạn thích bài viết và hẹn gặp lại trong những bài viết sau nhé! Nếu bạn quan tâm đến các khóa học tiếng trung cam kết đầu ra thì đừng quên tham khảo Giáo dục Nhật Anh nhé!

Để nhận “Tư vấn” và nhận các chương trình “Ưu Đãi” về khóa học cũng như lịch học cụ thể. Bạn hãy để lại thông tin dưới đây nhé!

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan